Núi Cấm ở đâu? Kinh nghiệm leo núi Cấm An Giang từ A-Z

Được biết đến là “nóc nhà miền Tây” với những vẻ đẹp hoang sơ mà huyền bí, núi Cấm An Giang đã trở thành một trong những điểm đến lý tưởng dành cho các bạn yêu thích xê dịch. Vì thế ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá ngọn núi này ngay nhé.

Núi Cấm ở đâu? Giới thiệu về núi Cấm

Núi Cấm hay còn được biết đến với tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn, được đặt tại địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nằm trong vùng bảy núi An Giang vô cùng nổi tiếng là Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước và Núi Dài Năm Giếng. Núi Cấm đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách yêu thích khám phá.

Nguồn: Internet

Và tương truyền tên gọi núi Cấm có từ thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, khi mà ông bị bại trận, quân Tây Sơn truy đuổi đành phải lên núi để lánh nạn, che giấu hành tung của mình. Vì thế chúa đã ra lệnh cấm người dân lên núi, và từ đó chở đi ngọn núi có tên gọi là núi Cấm.

Du khách đến đây không chỉ bị thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ bình dị mà còn là về những sự tích núi Cấm An Giang đầy huyền bí, ly kì khó tả về thần Bạch Hổ hiển linh ở núi Cấm.

Nguồn: Internet

Chuyện kể rằng ngày xưa có ông Đạo Điện tu tiên đắc đạo nên đã mở am ở núi Cấm. Khi ấy những con hổ dữ phá phách, làm hại dân làm nên hai bên đã có một trận tàn sát lẫn nhau, sau trận đó thì chỉ còn một con bạch hổ sống sót. Ông Đạo Điền quyết định đưa nó về am, giảng đạo và chỉ dẫn vào con đường tu hành.

Sau khi tu hành, bạch hổ hối hận về việc làm của mình, nhưng những âm hồn do bạch hổ giết trước đây thì không siêu thoát, tìm cách trả thù. Cho đến một ngày ông Đạo Điền và Bạch Hổ đang tu hành thì có đám người xông vào để giết chết bạch hổ. Và sau này ông mới biết đó là do những yêu ma đã lợi dụng những người dân thường.

Bạch hổ chết nhưng những yêu ma vẫn gây hại nhân gian nên Đạo Điền đã thu phục nhưng không tiêu diệt chúng, để tích âm đức đưa tiễn bạch hổ ra đi. Sau đó thì người đệ tử Đạo Điền liền mơ thấy bạch hổ quay về, vui đùa bên bàn thờ nên đã thu dọn xương cốt về lập miếu thờ.

Kể từ đó xung quanh mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, người dân còn đặt hang động trước đây bạch hổ sống là điện Ông Hổ.

Quả thực, lịch sử núi Cấm gắn liền với những sự tích vô cùng ly kỳ và bí ẩn mà cho đến tận ngày nay, du khách vẫn được người dân nơi đây kể truyền tai cho nhau.

Tuy nhiên, nơi đây cũng là điểm đến với khung cảnh vô cùng đẹp ở khu du lịch Lâm Viên núi Cấm An Giang, “cưỡi gió săn mây” cùng cáp treo hay là sự trầm lặng, cổ kính tại những ngôi chùa tại đây.

Hướng dẫn đường đi núi Cấm An Giang

Chắc hẳn rất nhiều bạn đang thắc mắc từ TPHCM đi Châu Đốc bao nhiêu km hay là Sài Gòn đi Châu Đốc bao nhiêu km? Thì nằm cách trung tâm thành phố HCM khoảng 250km, bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng để di chuyển để đến với ngọn núi Cấm ở An Giang.

Từ TPHCM bạn có thể đi theo 3 con đường khác nhau:

+ Từ thành phố HCM, bạn sẽ di chuyển theo Phạm Văn Hớn tại Tân Thới Nhất và đi qua quốc lộ N2. Và tiếp tục di chuyển đến đường lên núi Cấm tại An Hảo. Và lái xe đến với chân núi Cấm.

+ Cũng tại Tân Thới Nhất bạn có thể di chuyển qua QL1A, QL30 để đến với An Bình. Từ đây, bạn đi theo quốc lộ N2B đến QL80 tại Thới Thuận, tiếp tục đến TL941. Đi tiếp TL941 đi theo đường lên núi Cấm khoảng hơn 50km là bạn sẽ đến nơi.

+ Từ thành phố HCM, bạn di chuyển dọc theo Trường Chinh đến Xuyên Á/QL22. Từ đây bạn có thể đi theo quốc lộ N2 và đường ĐT948 để đến núi Cấm.

Nhìn chung thì để nói từ TPHCM đi Châu Đốc đường nào gần hơn thì còn phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện di chuyển cũng như là người lái. Tuy nhiên, đường đi Châu Đốc gần nhất là bạn đi qua quốc lộ N2 như mình đã nói ở phía trên nhé.

Và khi đã đến được với chân núi Cấm thì bạn có thể lựa chọn lên núi theo ba cách: đi bộ, thuê xe ôm hay là cáp treo. Mỗi cách đi đều có được những trải nghiệm riêng nên tùy theo bạn để lựa chọn sao cho phù hợp với mình nhất nhé.

Kinh nghiệm leo núi Cấm An Giang

Với những ai yêu thích đi phượt hay khám phá những điều kì bí thì đến với núi Cấm Châu Đốc An Giang sẽ là một trải nghiệm khó quên đấy. Có hai con đường để leo lên đỉnh núi đó chính là đường bậc thang (đường này khá phổ biến vì rất nhiều người lựa chọn) và đường mòn. Đối với những dân phượt thì nên chọn đường mòn để được thử sức mình, khám phá hết được nét đẹp của ngọn núi này.

10 giờ sáng: bắt đầu hành trình từ chân núi

Ngọn núi này không quá cao nên việc leo núi cũng nhanh hơn rất nhiều, thường thì chỉ mất khoảng 4-5 tiếng tùy vào sức khỏe của mỗi người. Đầu tiên các bạn có thể đến sớm khoảng 9 giờ bắt đầu hành trình từ chân núi.

Nguồn: Internet

Khác với leo núi Tà Chì Nhù hay núi Thị Vải, núi Cấm có chiều cao chỉ 705m, và đường mòn khá dễ đi, bên cạnh đó là hai hàng cây rợp bóng mát vô cùng. Tại con đường này bạn có thể nghe được tiếng chim hót ríu rít khá thú vị đấy.

11:30 giờ trưa: khám phá hang ông Hổ, hang Thanh Xà – Bạch Xà

Trên đường chinh phục phượt núi Cấm An Giang bạn đừng quên ghé vào những địa điểm nổi tiếng dọc đường đi như: hang ông Hổ, hang Thanh Xà – Bạch Xà,… nữa nhé. Điều đặc biệt khiến du khách thích thú với con đường này bởi được tắm suối Thanh Long vào mùa mưa, nước ở đây được chảy từ nguồn rất trong và thanh mát.

Nguồn: Internet

15 giờ chiều: Khám phá chùa Phật Lớn

Tiếp tục hành trình khoảng 2 – 3 tiếng thì bạn sẽ đến với chùa Phật Lớn. Nơi đây luôn là điểm khiến du khách phải bất ngờ với tượng phật Di Lặc ở núi Cấm cao 33,6m, được đặt trên gần đỉnh của một ngọn núi cao 705m. Và tượng phật Di Lặc còn được công nhận là tượng phật cao lớn nhất Châu Á vào năm 2013 nữa đấy.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là đỉnh núi mà định núi nằm ở điện Bồ Hong. Con đường này sẽ gian truân hơn rất nhiều, bạn sẽ phải vượt qua con dốc 45 độ, khá là khó đi. Nhưng khi chinh phục được đỉnh núi rồi thì bạn sẽ được nhìn ngắm khung cảnh thơ mộng, hùng vĩ của vùng đất An Giang này.

Nguồn: Internet

17 giờ chiều: Chinh phục đỉnh núi

Sau khi đã khám phá hết các địa điểm nổi tiếng ở trên núi Cấm thì đừng quên đến với đỉnh núi để ngắm hoàng hôn nhé. Hoàng hôn nơi đây cũng vô cùng đẹp đấy, không khí thì trong lành, nhìn ngắm núi rừng hùng vĩ, tận hưởng những tia nắng yếu ớt còn xót lại của lúc chiều tà xuyên rọi qua từng tán lá. Tất cả đã tạo nên một bức tranh khung cảnh núi non thơ mộng mà hùng vĩ, tráng lệ đến lạ.

Nguồn: Internet

Điều khiến cho các phượt thủ thích thú chính là có thể săn mây ở đây vào những ngày có độ ẩm cao, nghĩa là không phải ai cũng có thể săn mây ở đây được đâu nhé.

Núi Cấm có gì?

Sau khi đã biết về Sài Gòn Châu Đốc bao nhiêu km hay phượt núi Cấm như thế nào thì ngay bây giờ mình sẽ giới thiệu cho các bạn xem núi ông Cấm có gì nhé. Chắc chắn nó sẽ không khiến cho các bạn thất vọng đâu.

Khu du lịch núi Cấm An Giang Lâm Viên

Nằm ngay dưới chân núi Cấm, khu du lịch Lâm Viên cũng chính là địa điểm mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến đây.

Nguồn: Internet

Nơi đây có rất nhiều các trò chơi vui chơi giải trí dành cho các em nhỏ, hay khuôn viên rộng lớn với các khu khách sạn trên núi Cấm hay nhà nghỉ trên núi Cấm. Đặc biệt, nơi đây được coi như là môt “Đà Lạt của miền Tây” vậy. Vì thế đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản thơm ngon: gà tre, bánh xèo, trứng đà điểu,… nhé.

Chùa Vạn Linh

Được đặt trên gần đỉnh núi, chùa Vạn Linh núi cấm An Giang được bao bọc bởi không gian núi rừng tươi mát, hùng vĩ của tự nhiên, đặc biệt là ba ngọn tháp được đặt ở ba vị trí khác nhau trong khuôn viên của chùa: Tháp Quan Âm ở chính giữa, Tháp Hòa Thượng khai núi Thích Thiện Hạ Quang được đặt bên phải và tháp chuông đặt bên trái.

Nguồn: Internet

Ngoài ra, địa điểm du lịch An Giang này sở hữu kiến trúc phương Đông khá đặc biệt, các tượng phật, La hán được điêu khắc một cách công phu và tỉ mỉ. Ngoài ra, trong chùa còn có một vườn rau vô cùng tươi xanh nữa đấy, đừng quên khám phá nó nhé.

Đi cáp treo

Nếu như bạn muốn nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ An Giang, hay săn mây mà không có nhiều thời gian thì đi cáp treo núi Cấm An Giang chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Nguồn: Internet

Với giá cáp treo núi Cấm là là 80.000 đồng/trẻ em và 160.000 đồng/người lớn vé khứ hồi thì bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thiên nhiên cũng như là núi Cấm với tổng diện tích lên đến 100ha. Tuy nhiên thì với chiều cao 705m so với mực nước biển nên là thời gian đi cũng khá nhanh, nên không có nhiều thời gian nhìn ngắm như là mình đi phượt đâu nhé.

Nguồn: Internet

Suối Thanh Long

Con suối mà khi đi du lịch Châu Đốc – núi Cấm bạn không thể bỏ qua, bạn sẽ dễ dàng thấy con suối này nếu đi theo con đường mòn. Nước nơi đây được chảy từ ngọn nguồn nên rất trong và mát lành. Tắm nước ở đây giống như bạn được thanh lọc cơ thể vậy, hoà mình vào với thiên nhiên núi rừng tươi mát.

Nguồn: Internet

Chùa Phật Lớn

Một điểm đến tâm linh vô cùng thú vị mà bạn không thể bỏ qua khi đến với núi Cấm nữa đó chính là chùa Phật Lớn, nơi đây là nơi để cầu bình an, may mắn rất linh thiêng đấy.

Nguồn: Internet

Tượng Phật Di Lặc cao 33,6m được sơn bằng màu trắng nổi bật giữa ngọn núi Cấm hùng vĩ. Có thể nói từ chân núi bạn cũng có thể nhìn thấy được tượng phật đứng sừng sững giữa núi, một hình tượng vô cùng đẹp. Nằm trong khu du lịch An Giang nổi tiếng mỗi năm nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến khám phá đấy.

Hồ Thủy Liêm

Với diện tích khoảng 60.000 mét vuông, tọa lạc ngay tại trung tâm của núi Cấm, hồ Thủy Liêm vẫn giữ cho mình được những nét đẹp riêng, những nét đẹp lãng mạn và hữu tình.

Nguồn: Internet

Dưới hồ từng đàn cá vàng bơi lội, nhẹ nhàng, mặt nước yên ả, từng đợt gió heo hút trên núi hoang sơ vội qua chỉ đủ khiến cho mặt hồ hơi lặn nước. Đi bộ xung quanh hồ, nhìn ngắm thiên nhiên, cảm nhận sự bình yên của núi rừng An Giang sẽ giúp cho bạn thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều đấy.

Hy vọng với những chia sẻ phía trên sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều hiểu biết về ngọn núi đặc biệt này. Chúc các bạn có một chuyến đi thật thú vị và nhiều trải nghiệm.

Xem thêm >> KINH NGHIỆM LEO NÚI CHỨA CHAN (NÚI GIA LÀO) AN TOÀN TỪ A-Z

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *