Kinh nghiệm leo núi Thị Vải Vũng Tàu và cắm trại trên đỉnh A-Z

Vũng Tàu không chỉ là vùng đất thu hút du khách bởi những dọc bờ biển xanh, cát trắng trải dài xinh đẹp mà còn là vẻ đẹp của “sơn núi hữu tình” hấp dẫn và yên bình nữa đấy. Đặc biệt là đến với núi Thị Vải, bạn sẽ cảm nhận được rõ nét vẻ đẹp nơi đây, khác xa với sự ồn ào tấp nập, thay vào đó là sự yên bình đến lạ thường.

Núi Thị Vải ở đâu? Giới thiệu núi Thị Vải

Núi Thị Vải là một trong những ngọn núi nổi tiếng thuộc thành phố biển xinh đẹp Bà Rịa, Vũng Tàu. Núi Thị Vải thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với độ cao khoảng 500m so với mực nước biển nên nơi đây được coi là địa điểm với sơn núi hữu tình, yên bình mà sâu lắng.
Nơi đây cách xa sự ồn ào tấp nập của thành phố đô thị, mà thay vào đó là sự hoang sơ, bình yên đến lạ của thiên nhiên tạo hóa nơi đây. Có rất nhiều bạn thắc mắc núi Thị Vải cao bao nhiêu hay núi Thị Vải bao nhiêu bậc? Thì với độ cao 1.500m và 1340 bậc thang nên rất thích hợp để khám phá.

Nguồn: Internet

Nơi đây còn có sự tích núi ông Trịnh và núi Thị Vải khá thú vị, được truyền tai nhau. Kể rằng dòng họ Lê Gia Trang là một dòng họ giàu có về của cải nhưng lại gia đình lại thiếu thốn tình cảm, vợ mất sớm ông phải nuôi con gái là Lê Thị Vải, cảnh gà trống nuôi con. Khi Thị Vải lớn lên học võ và rằng ai đánh thắng cô thì sẽ là lấy làm chồng, tuy nhiên thì không có ai.

Không lâu sau đó, cha mất, Bà Thị Vải một mình cai quản ruộng đất, lúc này có anh lực điền họ Trịnh siêng năng, giỏi giang. Một hôm hai người cùng đi coi ruộng của tá điền để định lúa tô. Sau 3 ngày trở về, không biết Trịnh nghĩ gì mà bỏ nhà đi, Thị Vải cho người tìm đều không thấy, sau đó người ta tìm thấy xác ông Trịnh tại xã Tân Phước, huyện Tân Thành, và từ đó người đời đặt tên cho ngọn núi là núi Ông Trịnh.

Còn Thị Vải vì chuyện cai quản ruộng đất, cùng với chuyện ông Trịnh nên đã lập một cái am ở đỉnh núi thuộc thị trấn Phú Mỹ, cách núi Ông Trịnh 15km và kết thúc cuộc đời. Sau này người dân cũng lấy tên bà để đặt tên cho ngọn núi này. Cho đến tận ngày nay thì người dân nơi đây vẫn truyền tai nhau về sự tích này.

Ngoài ra, núi Thị Vải còn là nơi tụ họp của 3 ngôi chùa nổi tiếng: chùa Liên Trì, chùa Hồng Phúc và chùa Linh Sơn Bửu Thiên ( hay còn biết đến là chùa Tổ hoặc chùa Thượng). Đến đây bạn không chỉ được hòa mình vào với thiên nhiên hoang dã, tự nhiên mà còn là sự trầm lắng, nhẹ nhàng của những ngôi chùa này.

Hướng dẫn đường đi núi Thị Vải Vũng Tàu

Nằm cách Sài Gòn khoảng 65km, nên bạn có thể dễ dàng đến với núi Thị Vải ở Vũng Tàu, bạn có thể lựa chọn theo hai con đường sau:

  • Từ thành phố Hồ Chí Minh bạn di chuyển theo đường Trường Chinh, Cộng Hòa, Nguyễn Văn Trỗi và Trường Sa để đến Điện Biên Phủ tại phường 12. Sau đó tiếp tục di chuyển đến An Phú, đi dọc theo đường Mai Chí Thọ đến ĐCT thành phố Hồ Chí Minh Long Thành – Dầu Giây/ĐCT01 đến Phú Mỹ. Và đi dọc theo Phú Mỹ khoảng 5.5km là sẽ đến được với núi Thị Vải.
  • Ngoài ra, vì nằm ngay trên trục đường quốc lộ 51 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Bà Rịa Vũng Tàu nên khi đến trung tâm thành phố, chạy ra xa lộ Hà Nội (QL52), rồi rẽ phải vào QL51. Bạn chạy đến khi vào địa phận tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, gặp siêu thị Co.opmart Tân Thành thì rẽ trái để đến đường Trường Chinh. Chạy khoảng 4km là sẽ thấy chỗ gửi xe ngay cổng chùa và có thể bắt đầu hành trình leo núi Thị Vải tại đây.

Tuy nhiên, nếu bạn nào không thông thuộc các đường đi thì có thể trang Google map nhé, vì đường cũng không quá khó đi nên bạn không phải lo lắng gì đâu. Và ở dưới chân núi có rất nhiều nhà dân có dịch vụ trông giữ xe với giá vô cùng rẻ khoảng 5.000/xe thôi. Vì thế đến nơi bạn có thể gửi xe ở đây và bắt đầu hành trình khám phá núi Thị Vải này nhé.

Kinh nghiệm leo núi Thị Vải

Được biết đến là ngọn “núi bồng lai Vũng Tàu” với khung cảnh thiên nhiên vô cùng giản dị, hoang sơ mà cuốn hút du khách đến lạ, đến đây bạn sẽ được trải nghiệm leo ngọn núi cao 1.500m này, khám phá những vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho ngọn núi này.

Nguồn: Internet

Khác với nhiều ngọn núi khác, núi Thị Vải thường không có lối mòn để leo mà thay vào đó là các bậc thang được xây dựng từ khá là lâu. Theo như mình được biết thì tổng cộng có 1340 bậc thang để bạn leo lên được đến đỉnh núi, điều đặc biệt chính là khoảng 200-300 bậc sẽ có những chữ đánh giấu màu xanh để ra hiệu xem bạn đã đi được bao nhiêu bậc rồi. Tuy nhiên thì chữ số khá mờ nên bạn phải nhìn thật kĩ mới thấy đấy.

Đường leo lên núi thì không quá dốc như là núi Tà Chì Nhù ở Yên Bái hay leo núi Bạch Mộc Lương Tử mà là các bậc khá dễ đi. Và hai bên lối đi đều được che bởi những bóng cây cao nên rất mát, ít tốn sức hơn nếu đi vào mùa hè.

Quả thực, du lịch núi Thị Vải vào sáng sớm, nhìn ngắm ngắm những tia nắng chiếu xuyên qua từng tán lá, chiếu rọi xuống đường đi quả là một điều thú vị đấy. Ngồi dưới các bậc nghỉ, hít thở không khí trong lành, nhìn ngắm hệ sinh thái hoang sơ mà đa dạng nơi đây cũng khiến cho bạn cảm thấy thư thái đến lạ.

Nguồn: Internet

Đi thêm một đoạn bạn sẽ gặp các hang động như: Bạch Vân Động, Hang Tổ. Tuy nhiên, hiện tại nơi đây đã bị cấm không cho vào nên bạn chỉ được tham quan bên ngoài hoặc là check in tại điểm đánh dấu của hang mà thôi.

Đặc biệt, đi khoảng 1200 bậc thang, bạn đã đến với một ngôi chùa Thị Vải (Linh Sơn Bửu Thiền), đây là ngôi chùa rất nổi tiếng được tọa lạc trên núi Thị Vải Bà Rịa Vũng Tàu. Nơi đây có tượng phật, ao sen, hàng liễu đem đến cảm giác cổ kính và trầm lặng nhất định.

Và để đến được với đỉnh núi thì có một con đường nhỏ phía sau chùa Linh Sơn Bửu Thiền này, lối đi khá nhỏ nên bạn cần để ý để thấy được lối đi nhé, và bạn chỉ cần đi khoảng hơn 100 bậc nữa thôi. Càng lên cao thì núi sẽ càng dốc hơn và bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vách núi tự nhiên của nơi đây, hay là trải nghiệm cắm trại trên đỉnh núi cũng vô cùng thú vị đấy nhé.

Nguồn: Internet

Núi Thị Vải Bà Rịa có gì chơi?

Nếu bạn đang còn phân vân có nên đi phượt núi Thị Vải hay không thì ngay bây giờ mình sẽ bật mí cho bạn về điều thú vị ở ngọn núi này nhé, chắc chắn nó sẽ không khiến bạn thất vọng đâu.

Cổng trời đỉnh núi Thị Vải

Nếu bạn đã từng đến với ngọn núi Thị Vải thì chắc hẳn đã được nghe đến cổng trời này rồi đúng không. Khác với nhiều cổng trời khác thì nơi đây lại được tạo nên bởi hai tảng đá cao, ghép lại với nhau thành hình chiếc cổng.

Nguồn: Internet

Khá thú vị phải không nào? Nơi đây được bao phủ bởi cây cối và lớp rêu mỏng tạo nên sự âm u, cổ kính. Tuy nhiên lại rất thu hút khách bởi nét độc đáo, lạ thường của chiếc cổng chùa này.

Từ chùa núi Thị Vải bạn có thể đến với cổng trời bằng hai con đường khác nhau đấy:

+ Đường đầu tiên khá ít người biết đến đó là lối mòn ngay chân pho tượng nằm. Tại đây có một lối mòn nhỏ, bạn có thể men theo nó để đến với cổng trời. Tuy nhiên, đường này không có bậc thang, cũng khá dốc nên sẽ khó đi hơn rất nhiều.

Ngoài ra, con đường này được bao phủ bởi những rừng tre trúc khá rậm rạp và âm u, vì thế nên sẽ ẩm thấp và có rất nhiều muỗi. Khi nghĩ bạn nên chọn những đoạn thoáng hoặc mang theo thuốc xịt muỗi để tránh bị muỗi đốt nhé.

+ Con đường thứ hai này khá là quen thuộc với nhiều người, nằm ngay phía sau ngôi chùa. Đi theo hướng này, có các bậc thang nên rất dễ đi. Tuy nhiên, đi một đoạn bạn sẽ thấy có một tảng đá lớn và ba ngã rẽ khác nhau.

Bạn nên rẽ phải để đến được cổng trời, còn nếu đi thẳng thì sẽ không đến được đâu nhé.

Cắm trại trên đỉnh núi

Theo như mình được biết thì chiều cao của núi Thị Vải không phải có một đỉnh nào cao nhất mà sẽ có 2-3 mỏm đá cao xêm xêm và được đặt cạnh nhau. Vì thế từ cổng trời bạn có thể di chuyển thêm một đoạn nữa để đến được với đỉnh núi.

Ở đây có rất nhiều những khu bãi đất bằng phẳng, rất thích hợp để bạn có thể cắm trại qua đêm ở Vũng Tàu đấy. Dù không thể săn mây trên ngọn núi này, nhưng nhìn ngắm khung cảnh “sơn núi hữu tình”, nhìn ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi cũng là một điều tuyệt vời đấy.

Nguồn: Internet

Đặc biệt, ở đây bạn còn có thể tự kiếm củi, dựng lều và đốt lửa trại tại đỉnh núi Thị Vải nữa. Tuy nhiên thì bạn nên lưu ý để ngọn lửa đảm bảo sự an toàn nhất nhé.

Sáng hôm sau, khi bình minh bắt đầu lên thì cũng là lúc bọn mình chuẩn bị thu dọn đồ. Nhìn ngắm bình minh lên, từng tia nắng xuyên qua màn sương sớm mai, hít thở nguồn không khí trong lành, bình yên để trở về với cuộc sống nhộn nhịp đời thường hằng ngày.

Chùa Liên Trì

Ngoài hành trình leo núi hay cắm trại thì bạn đừng bỏ quên ngôi chùa ở núi Thị Vải này nhé, nằm ngay dưới chân núi, chùa Liên Trì không quá rộng và chỉ nhỏ nhỏ xinh xinh. Nơi đây là điểm đến nghỉ chân của du khách, hay những người đến cầu bình an, may mắn.

Nguồn: Internet

Nơi đây được bao phủ bởi không gian xanh, cùng với những vách đá nhỏ tạo nên khung cảnh cổ kính, yên bình đến lạ. Vì thế nếu bạn đang tìm đến một địa điểm thanh bình để thanh lọc cơ thể, hòa mình vào với thiên nhiên núi rừng thì nhất định nên đến với địa điểm này nhé.

Chùa Linh Sơn Bửu Thiền

Chùa Linh Sơn Bửu Thiền hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Thượng. Đây là một ngôi chùa đẹp ở Vũng Tàu, là ngôi chùa trên núi Thị Màu, nằm ở gần đỉnh núi.

Nguồn: Internet

Quả thực, khung cảnh của Vũng Tàu luôn khiến cho du khách cảm thấy bất ngờ bởi nét đẹp tự nhiên của tạo hóa, của thiên nhiên ban tặng. và với chùa Linh Sơn Bửu Thiền này cũng vậy, được đặt trên ngọn núi với độ cao 1.500m được bao phủ bởi màu xanh của núi rừng, ngôi chùa nổi bật lên một cách kì diệu.

Khác với Linh Sơn Cổ Tự, ngôi chùa này vẫn mang cho mình được những nét hoang sơ, độc đáo riêng. Đến đây bạn không thể bỏ qua ngôi tượng được đặt ở giữa đầm sen, với những rặng liễu. Bạn có thể đến đây vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi mà khí hậu mát mẻ, hoa bắt đầu nở và nước trong hồ rúc rích rúc rích, đem đến không gian bình yên thanh tịnh đến lạ.

Nơi đây còn nơi cổng chùa Linh Quy Pháp Ấn vô cùng đẹp và cổ kính nữa đấy, còn được coi là cổng trời thứ 2 ở đỉnh núi Thị Vải nên các bạn đừng quên check in tại đây nhé.

Nguồn: Internet

Như vậy, phía trên là toàn bộ hành trình leo núi ở Vũng Tàu, leo núi Thị Vải mà bạn có thể tham khảo khi đi phượt Bà Rịa. Hy vọng bạn sẽ có được chuyến đi thú vị khi đến vùng đất xinh đẹp này nhé.

Xem thêm >> KINH NGHIỆM SAPA TREKKING 2020: ĐI LÚC NÀO, MẤT BAO LÂU, CẦN CHUẨN BỊ GÌ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *